Nhà vệ sinh và nhà tắm là những công trình quan trọng và không thể thiếu ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, các thiết bị vệ sinh bên trong những công trình này cần đảm bảo tiêu chuẩn để không gây hại đến sức khỏe cũng như gây bất tiện trong quá trình sử dụng. Vậy tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh mới nhất quy định những gì? Cùng Thongcongnghetcucre tìm hiểu qua bài viết nhé!
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh áp dụng trong phạm vi nào?
Thiết bị vệ sinh là những thiết bị được con người sử dụng và tác động lên thường xuyên. Chúng cũng chịu sự ảnh hưởng từ các nhân tố như thời tiết, môi trường… Ngoài ra, thiết bị vệ sinh có tần suất sử dụng liên tục nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Chính bởi vậy, dòng sản phẩm thiết bị vệ sinh cần đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng và hình thức.
Nhận được tầm quan trọng của điều này, nước ta đã ban hành một hệ thống tiêu chuẩn với nội dung “Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh” dưới văn bản pháp luật TCVN 6073:2005.
Văn bản này nếu rõ những tiêu chí chi tiết đối với từng dòng thiết bị và hướng dẫn ghi nhãn sản phẩm. Theo đó, hệ thống tiêu chuẩn này được áp dụng ở phạm vi những thiết bị vệ sinh làm từ sứ, không gồm những phụ kiện khác.
Nội dung tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh
Văn bản TCVN 6073:2005, có 3 phương diện tổng thể để đánh giá các tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh. Cụ thể là kích thước, yếu tố ngoại quan, tính năng, chỉ tiêu cơ khí. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn về yếu tố ngoại quan
Với những thiết bị vệ sinh làm từ chất liệu sứ, lớp men phủ bên ngoài phải mịn, nhẵn, bóng và đồng đều khắp các bề mặt. Thiết bị không trầy xước hay nứt vỡ. Ngoài ra, cần đảm bảo không có những khuyết tật bao gồm:
- Bọt khí: Có hai loại bọt khí là hở và kín. Bọt khí kín là hiện tượng bọt lỏm hoặc lồi có thể dễ quan sát trên bề mặt men sứ. Bọt khí hở là hiện tượng những lỗ tròn hở hình thành bên trên bề mặt men.
- Rộp/sôi men: Có những vết gồ ghề, rỗ, lốm đốm trên bề mặt men.
- Mỏng men: Lớp men quá mỏng khiến phần xương bên trong lộ ngay ra phía ngoài.
- Châm kim: Bề mặt men xuất hiện nhiều lỗ nhỏ như kim nhưng không chạm đến phần xương bên trong.
- Bong men: Là hiện tượng lớ men phủ ngoài bị bong ra khỏi phần xương bên trong.
- Co men: Lớp men trên bề mặt thiết bị không phủ đồng đều.
- Nứt mộc: Bề mặt thiết bị xuất hiện những vết nứt không sắc cạnh. Khiến phần xương bên trong tách thành nhiều mảng.
Tiêu chuẩn về tính chất vật lý
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh về phương diện tính chất vật lý bao gồm:
- Độ cứng men: Tỷ lệ này phải cao hơn hoặc bằng mức 6 trong thang đo Mohs.
- Độ hút nước: Tối đa 0.5%.
- Độ thấm mực: Tối đa 1mm.
- Chịu lực: Tối thiểu 3kN đối với bồn cầu và 1.5kN đối với lavabo.
- Thiết bị vệ sinh cần đảm bảo về độ bền của men, độ bền rạn men và khả năng chịu nhiệt.
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh về tính năng
Đây là những tiêu chuẩn rất quan trọng. Chúng góp phần tối ưu sự thuận tiện trong quá trình sinh hoạt và bảo vệ sức khỏe người dùng. Mỗi thiết bị vệ sinh làm bằng sứ sẽ có những tiêu chuẩn cụ thể.
Bồn cầu xổm và bệt
Đối với bồn cầu bệt, phải đảm bảo về mức độ thoát nước bằng giấy vệ sinh, có thể vệ sinh phía sau mỗi lần xả. Ngoài ra, thiết bị cần có độ rộng xi phông phù hợp và tỷ lệ bắn nước.
- Tỷ lệ xả thoát với bi nhựa: Tối thiểu 90%.
- Vận tốc dòng chảy của nước từ két: Tối thiểu 2.5l/giây.
- Mực nước xi phông: Tối thiểu 40mm.
- Thiết bị không được rò rỉ khí và nước, không đọng nước sau mỗi lần dùng.
Lavabo
Lavabo không được có những khuyết tật về xương và men phủ. Men phủ lớp ngoài cần sáng bóng (tùy vào loại sứ), nhưng cần đảm bảo tính năng chống bẩn, chống bám. Ngoài ra, cần đáp ứng một số tiêu chuẩn như:
- Khoảng cách từ mặt sàn đến lỗ chảy tràn: Tối đa 10mm.
- Vận tốc chảy tràn: Tối thiểu 0.2l/s
Bồn tiểu nam
Tiêu chuẩn đối với thiết bị bồn cầu nam là không gặp các tình trạng như bay màu, mất màu, không đều màu sứ và các khuyết tật về men sứ. Cụ thể là:
- Bồn tiểu không gặp khuyết tật về phần xương bên trong.
- Tỷ lệ thoát nước tốt, không làm đọng nước.
- Không văng nước ra ngoài, cấp nước sát với mặt thành bồn tiểu treo.
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh khi xuất xưởng
Các sản phẩm trước khi xuất xưởng cần được đánh giá và kiểm tra lại một lần cuối. Nghiệm thu dựa trên một số tiêu chuẩn về phương thức bảo quản và nhãn dán. Cụ thể là những quy định sau:
Nhãn sản phẩm
Nhãn dán trên các sản phẩm phải đảm bảo bền màu, sắc nét, có thể quan sát và nhận biết dễ dàng, không tẩy xóa.
Nội dung trên nhãn phải thể hiện đầy đủ: Tên, địa chỉ nơi sản xuất, tên và ký hiệu của thiết bị. Riêng đối với các sản phẩm thuộc thiết bị nhà tắm cần có thông tin về hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.
Bảo quản
Mỗi sản phẩm thiết bị vệ sinh cần được bảo quản đúng phương pháp và dựa trên tiêu chuẩn về chất lượng cũng như phân loại.
Bảo quản đúng tiêu chuẩn giúp sản phẩm có tuổi thọ cao, bền trong suốt thời gian sử dụng.
Như vậy, Thongcongnghetcucre.com vừa thông tin đến bạn các tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh. Hãy thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.